Trên lá bài là hình ảnh Tử thần cưỡi ngựa trắng, tay cầm một lá cờ đen trắng. Cái chết được đại diện bằng Tử thần, chỉ còn là một bộ xương vì đó là phần còn lại của cơ thể sau khi chết, mặc một chiếc áo giáp ám chỉ ông là kẻ bất khả chiến bại và không thể khuất phục. Con ngựa mà Tử thần cưỡi là một bạch mã, biểu tượng của sự tinh khiết. Như vậy, cái chết chính là sự thanh lọc cuối cùng. Tất cả mọi thứ được tái sinh sau cái chết đều có mặt ở đây – đàn ông, phụ nữ, trẻ em – cho thấy rằng cái chết không phân biệt chủng tộc, tuổi tác hay giới tính. Lá cờ Tử thần mang theo có nền màu đen, hàm ý sự thiếu vắng ánh sáng, trong khi đó hoa hồng trắng biểu thị cho vẻ đẹp, sự tinh khiết và bất tử. Mặt trời mọc phía đằng xa biểu thị cho sự bất tử, thay thế cho bóng đêm đã “kết thúc” và tái sinh ngày mới trong lành. Hai trụ cột đang bảo vệ cánh cổng vào mặt trời, tương trưng cho nguồn tri thức cần để đạt được sự bất tử đó.
Death không hẳn liên quan đến cái chết về thể xác, mà nó là cái chết theo nhiều nghĩa khác nhau. Cái chết không xảy ra chỉ một lần duy nhất với cơ thể, mà nó luôn diễn ra ở nhiều cấp độ, như mỗi phút trôi qua, nhiều tế bào trong cơ thể chúng ta chết đi, cũng như nhiều tế bào mới được tái sinh, cái mới nảy chồi trên tro tàn của cái cũ đã chết đi.
Trong các phiên toà thời trung cổ, luôn có những người đóng vai hề trêu chọc mọi người. Chàng ta chỉ quan sát, mua vui, không tuân theo bất cứ luật lệ nào cả. Điều đó khiến cho chàng trở thành người khó đoán trước và mang tính chất tương tự, chàng gợi nhắc đến những tiềm năng không giới hạn và sự bộc phát trong một vài khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó. Chàng khờ cũng đại diện cho niềm tin tuyệt đối vào cuộc sống, có nhiều người cho rằng chàng quá ngây thơ, nhưng chính sự ngây thơ ấy lại mang đến những niềm vui bất ngờ.